Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
(ảnh minh họa)
1. Cướp tài sản
Được quy định tại điều 133 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
1.1 Về mặt khách quan tội cướp tài sản
Được Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.
- Dùng vũ lực: là hành vi (hành động) mà người phạm tội tác động vào nạn nhân như: đấm, đá, trói, bóp cổ, bắn, đâm, chém, nét giẻ vào miệng, trói...
+ Hành vi này có thể sử dụng đối với người quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào mà người phạm tội cho là sẽ cản trở hành vi lấy tài sản của y, nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản Hành vi dùng vũ lực có thể không gây ra thương tích, gây thương tích hoặc có thể dẫn đến chết người.
+ Tuy nhiên, những hậu quả này phải xảy ra ngoài ý muốn của người phạm tội. (Chẳng hạn, trong quá trình giằng co với nạn nhân, người phạm tội đã xô nạn nhân xuống đất dự định để trói nạn nhân những vô tình để nạn nhân té, đầu đập xuống thềm, gây chấn thương sọ não chết).
- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hay hành động nhằm đe doạ người bị hại rằng nếu không đưa tài sản thì sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang sức trên người đưa cho hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay…
Việc xác định vũ lực có được dùng ngay tức khắc hay không sau lời đe doạ là một vấn đề rất khó và là cơ sở để phân biệt với tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135).
Các hành vi khác: là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, như: dùng thuốc mê, ête, thuốc ngủ...làm cho nạn nhân lâm vào trạng thái hôn mê, không còn khả năng chống cự.
Đây là tội phạm có cấu thành hình thức. Vì thế, tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi vừa phân tích trên và làm cho nạn nhân “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”, nhằm chiếm đoạt tài sản, bất kể người phạm tội có chiếm được tài sản hay chưa.
* Những vấn đề liên quan đến tội cướp tài sản
- Thực tiễn xét xử còn cho thấy dùng bạo lực liền sau khi lấy được tài sản để giữ bằng được tài sản cũng bị xem là tội cướp tài sản.
+ Đây là trường hợp mà khoa học Luật hình sự gọi là chuyển hoá tội phạm. Ví dụ, ban đầu người phạm tội lấy tài sản một cách lén lút (trộm cắp) hoặc lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu nhanh chóng chiếm đoạt tài sản (cướp giật)…
+ Tuy nhiên, sau đó bị phát hiện, người phạm tội lúc đó chưa hoàn toàn giữ được tài sản và giằng co với chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc những người giúp chủ sở hữu quản lý tài sản và đã có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực để giữ bằng được tài sản khiến cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không giữ được tài sản thì cũng bị xem là phạm tội cướp tài sản.
- Hậu quả của tội cướp tài sản có thể chỉ là thiệt hại nhân thân (tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm) hoặc thiệt hại về sở hữu (tài sản). Khi cả hai quan hệ đó đều bị xâm hại thì xác định xem có xảy ra trường hợp phạm nhiều tội hay không:
+ Nếu người phạm tội dùng mọi hành vi và mong muốn nạn nhân chết hoặc để mặc nạn nhân chết nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sau khi cướp tài sản, bị đuổi bắt, người phạm tội đã giết người thì phải định hai tội: cướp tài sản và giết người.
+ Nếu có hậu quả thương tích xảy ra (tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên), người phạm tội chỉ bị truy cứu về tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng “gây thương tích” (khoản 2, 3 hoặc khoản 4 Điều 133 tuỳ vào tỷ lệ thương tật).
+ Nếu có xảy ra hậu quả về danh dự, nhân phẩm xảy ra mà hành vi xâm hại đó không liên quan đến việc khống chế khả năng chống cự của nạn nhân thì người phạm tội còn bị truy cứu thêm các tội phạm tương ứng với hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm đó.
Chủ thể
Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
1.2. Về mặt chủ quan của tội cướp tài sản
Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.
- Người phạm tội dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác là nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Nếu có hành vi mà không có mục đích “chiếm đoạt tài sản” thì không cấu thành tội cướp tài sản.
- Vì thế, mục đích “chiếm đoạt tài sản” phải có trước hoặc đồng thời với hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác thì mới cấu thành tội cướp tài sản.
- Nếu ý định chiếm đoạt tài sản có sau các hành vi này thì không thể có tội cướp tài sản dù sau đó người phạm tội có chiếm đoạt tài sản.
2. Tội cướp giật tài sản
Được quy định tại điều 136 Luật Hình sư 1999 sửa đổi bổ sung 2009
2.1 Về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản:
Khác với tội cướp tài sản
- Người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được;
- Mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh sự đuổi bắt của người quản lý tài sản.
Đặc trưng của tội phạm này là công khai chiếm đoạt tài sản (không lén lút, để phân biệt với tội trộm tài sản), không dùng bạo lực (phân biệt với tội cướp tài sản), không dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần (cưỡng đoạt tài sản)…
* Một số trường hợp liên quan đến tội cướp giật tài sản
- Cũng xem là hành vi cướp giật khi người phạm tội có tác động nhẹ vào người nạn nhân (không đáng kể, không nhằm làm mất đi sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản) và giật tài sản.
- Đối tượng của hành vi cướp giật thường là những loại tài sản gọn nhẹ, như: đồng hồ, dây chuyền, hoa tai, túi xách…, cá biệt có thể là xe đạp, xe gắn máy.
- Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản."
- Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội giật tài sản khỏi nơi giữ của nạn nhân, không kể sau đó có chiếm luôn được không
2.2 Về mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản
Là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Mục đích này chỉ có thể hình thành trước khi hành vi cướp giật diễn ra.
Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Trân trọng!
Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn. Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này. |
|
Văn phòng tại Hà Nội: Số 2/115, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 46 Nguyễn Văn Cừ, Hồng Hà, TP Hạ Long, Quảng Ninh Hotline: 0979.645.567 - 093.324.3003 Email: luathieugia@gmail.com Website: Luathieugia.com |
- Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên; - Soạn hồ sơ cho khách hàng; - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả; - Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng; - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng |
Chia sẻ bài viết



Các tin khác
- Văn phòng luật sư tại Bắc Ninh
- Luật Sư Tại Bắc Ninh
- Luật sư tại Hải Phòng
- Những điều cần biết khi Thuê Luật sư
- Xóa án tích cho người bị án treo
- Thủ tục xóa án tích
- Hoãn chấp hành hình phạt tù
- Trách nhiệm hình sự của người bị tâm thần
- Phân biệt tội cưỡng đoạt tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản
- Phân biệt tội hiếp dâm và cưỡng dâm
Tìm kiếm

Dịch vụ Doanh Nghiệp
- Thành lập công ty cho người nước ngoài tại Hưng Yên
- Thành lập công ty cho người nước ngoài tại Quảng Ninh
- Thủ tục giải thể chi nhánh tại Hà Nội
- Giải thể công ty tại Hà Nội
- Tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Hà Nội
- Dịch vụ thành lập chi nhánh tại Hà Nội
- Dịch vụ mở văn phòng đại diện tại Hà Nội
- Luật sư tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Luật sư chuyên tư vấn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội
- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Hà Nội
Dịch vụ Hình Sự
- Văn phòng luật sư tại Bắc Ninh
- Luật Sư Tại Bắc Ninh
- Luật sư tại Hải Phòng
- Những điều cần biết khi Thuê Luật sư
- Xóa án tích cho người bị án treo
- Thủ tục xóa án tích
- Hoãn chấp hành hình phạt tù
- Trách nhiệm hình sự của người bị tâm thần
- Phân biệt tội cưỡng đoạt tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản
- Phân biệt tội hiếp dâm và cưỡng dâm
Dịch vụ Dân Sự
- Điều kiện làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nội
- Xin lý lịch tư pháp tại Quảng Ninh
- Xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Quảng Ninh
- Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Quảng Ninh
- Tuyên bố một người mất tích, đã chết khi nào
- Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự trách nhiệm thuộc về ai
- Có hay không quyền khởi kiện tranh chấp về thừa kế khi hết thời hiệu khởi kiện???
- Kiến thức pháp lý về KT1, KT2, KT3, KT4
- Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài và vấn đề bổi thường thiệt hại hợp đồng
- Các hình thức hợp đồng dân sự
Dịch vụ Hôn Nhân
- Tư vấn ly hôn với người nước ngoài tại Hà Nội
- Tư vấn kết hôn với người nước ngoài tại Hà Nội
- Luật sư tư vấn ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
- Luật sư tư vấn kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
- Luật sư chuyên tư vấn giải quyết ly hôn
- Điều kiện thủ tục ly hôn đơn phương
- Luật sư tư vấn ly hôn tại Hưng Yên
- Luật sư riêng cho gia đình tại Hà Nội
- Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
- Luật sư tư vấn ly hôn tại Hà Nội
Dịch vụ Đất Đai
- Luật sư chuyên tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
- Luật sư tư vấn đất đai tại Hưng Yên
- Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp đất đai
- Luật sư chuyên tư vấn đất đai tại Hà Nội
- Luật sư tư vấn đất đai tại Hải Dương
- Luật sư tư vấn đất đai tại Bắc Ninh
- Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Hải Phòng
- Tư vấn chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Hải Phòng
- Điều kiện làm sổ đỏ tại Hải Phòng
- Thủ tục sang tên sổ đỏ tại Quảng Ninh
Dịch vụ Lao Động
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Quảng Ninh
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam
- Thủ tục làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Sự thay đổi về Lương hưu và tuổi nghỉ hưu từ đầu 2016
- Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Kiến thức về hợp đồng lao động
- Thử việc có phải ký hợp đồng không?
- Quy định về việc tuyển dụng, quản lý người lao động Việt nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt nam
Dịch vụ Thuế-Kế Toán
- Chữ ký số tại Quảng Ninh
- Biểu mẫu 06 đăng ký thuế khấu trừ của Chi Cục Thuế Hoàng Mai
- TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN KẾ TOÁN
- Mức Đóng BHXH theo quy đinh mới nhất
- Thủ tục tham gia BHXH lần đầu
- Thủ tục thuế cần làm khi doanh nghiệp chuyển trụ sở
- Cuối Năm Doanh Nghiệp cần nộp các loại Báo cáo thuế nào?
- Không Phát Sinh Thuế TNCN Có Phải Nộp Tờ Khai Hàng Tháng, Quý Không?
- Doanh Nghiệp Mới Thành Lập, Kế Toán Cần Làm Những Gì?
- Mức phạt chậm nộp tờ khai và tiền thuế môn bài 2015
Dịch vụ Sở Hữu Trí Tuệ
- Thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm
- Điều kiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm
- Cách tra cứu logo nhãn hiệu
- Điều kiện đăng ký mã vạch cho sản phẩm
- Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội
- Đăng ký mã số mã vạch cần giấy tờ gì?
- Cơ quan cấp đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo tại Hà Nội
- Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu tại Hải Dương
- Đăng ký mã số mã vạch tại Thái Bình
Dịch vụ Giấy Phép
- Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hưng Yên
- Xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Hải Dương
- Xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hưng Yên
- Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hải Dương
- Cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hải Dương
- Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất
- Xin phù hiệu cho xe chạy Uber Grab tại Quảng Ninh
- Xin phù hiệu cho xe chạy Uber Grab
- Xin Giấy phép liên vận Việt Nam- Camphuchia
Dịch vụ VB Luật
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư
- Bộ luật tố tụng hình sự 2003
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Luật thủ đô 2012
- Luật nhà ở số 65_2014_QH13
- Luật cư trú 2006 số 81/2006/QH11
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật cư trú Số 36_2013_QH13
- Luật đất đai 2013
- Luật công chứng 2014
- Luật dân sự 2005
Dịch vụ Tin Tức
- Xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên tại Quảng Ninh
- Xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nội
- Gia hạn thời gian góp vốn dự án đầu tư
- Luật sư tư vấn hợp đồng gia công
- Luật sư tư vấn hợp đồng xây dựng
- Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Luật sư chuyên tư vấn hợp đồng tại Hà Nội
- Luật sư riêng cho người mẫu
- Thuê Luật sư tại Thái Nguyên