dich vu thanh lap cong ty

Di chúc miệng


            Di chúc miệng hay còn gọi là chúc ngôn bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được ( bị bệnh nguy kịch sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết...).

Luật Hiếu Gia - Di chúc miệng

(ảnh minh họa)

 

          Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết! 1 trong số đó có Di Chúc Miệng

1. Di chúc miệng là gì?

          Di chúc miệng hay còn gọi là chúc ngôn bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được ( bị bệnh nguy kịch sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết..).

           Do tính chất phức tạp của vấn đề chia thừa kế trên thực tế mà di chúc nói chung và di chúc miệng nói riêng, nhà làm luật quy định khá nghiêm ngặt trong quá trình lập di chúc (điều 652 BLDS).

2. Điều kiện để di chúc miệng hợp pháp:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối đe dọa hoặc cưỡng ép;

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định pháp luật.

3. Trường hợp đặc biệt của di chúc miệng:

- Di chúc của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng chứng thực.

          Trên thực tế bản chất của di chúc miệng là dễ bị bóp méo vì người lập di chúc không để lại bút tích, chính vì thế pháp luật quy định thủ tục lập di chúc miệng có những điểm khác biệt so với di chúc được lập thành văn bản. Người lập di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày  kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải công chứng hoặc chứng thực. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. (Khoản 5 điều 651 Bộ luật dân sự 2005).

4. Hiệu lực của di chúc miệng

          Theo điều 667 BLDS 2005 di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế, nghĩa là người để lại di chúc chết.

          Như vậy di chúc miệng không chỉ đơn giản là để lại một lời nói, ý chí cuối cùng của người để lại di sản trước khi chết thôi vẫn chưa đủ. mà nó phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện nghiêm ngặt của pháp luât đã đặt ra.

 

Trân trọng!

EX: Hoàng Thương

 



Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn.

Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này.

Luat Hieu Gia

VPGD HIEU GIA LAW

Văn phòng tại Hà Nội: Số 2/115, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 2/16 Trần Hưng Đạo - Hạ Long - Quảng Ninh

Hotline: 0973.931.600 -  093.324.3003

Email: luathieugia@gmail.com     

Website: Luathieugia.com

LUẬT HIẾU GIA

 

 - Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có  lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên;

 - Soạn hồ sơ cho khách hàng;

 - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp      hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả;

 - Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng;

 - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng

 

Luat Hieu Gia



Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT (24h/7):

Gọi: 0973.931.600

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
TƯ VẤN LUẬT ONLINE (24h/7)

Gọi: 093.324.3003

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT












Dịch vụ nổi bật