dich vu thanh lap cong ty

Con riêng của vợ có thể mang họ của cha dượng


Vợ tôi có 1 con riêng, họ của nó khác họ của tôi. Vậy tôi có thể đổi họ cho con riêng của vợ sang họ của tôi hay không? Nếu được thủ tục thay đổi sẽ như thế nào?

Kính mong Hieu Gia Law tư vấn giúp tôi vấn đề này, tôi xin trân thành cảm ơn!

Thay đổi họ trong giấy khai sinh theo cha dượng

(ảnh minh họa)

Cảm ơn câu hỏi của bạn!

Dựa trên những nội dung bạn cug cấp trong câu hỏi chúng tôi đưa ra quan điểm của mình như sau:

1. Thay đổi họ trong giấy khai sinh theo cha dượng

Căn cứ điểm e, khoản 1, mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp : Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, việc xác định họ và quê quán khi đăng ký khai sinh cho trẻ được xác định như sau:

Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.

Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ.

BLDS 2005 cũng quy định tại điều 27 về quyền thay đổi họ, tên:

1.1 Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định

1.2 Thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên

Ngoài ra khoản 1 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch đã cho phép một số trường hợp được thay đổi, cải chính liên quan đến hộ tịch, trong đó bao gồm thay đổi họ, tên, chữ đệm đã đăng ký trong giấy khai sinh khi cá nhân có yêu cầu thay đổi với lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Mặt khác, khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có quy định “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”. Theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với con của mình kể cả khi quan hệ hôn nhân đó đã chấm dứt. Vì vậy, việc yêu cầu đổi họ tên cho con theo yêu cầu của một bên là đều phải được sự đồng ý của bên còn lại.

=>Cụ thể trong trường hợp trên, bạn cần phải có sự đồng ý của cả cha, mẹ đẻ của cháu về việc đổi họ của cháu theo họ của cha dượng. Nếu tự mình đi thay đổi họ tên cho cháu, yêu cầu của bạn sẽ không được chấp nhận

2. Thủ tục đổi họ trong giấy khai sinh theo cha dượng

Trường hợp muốn đổi họ con riêng của vợ sang họ cha dượng có thể thực hiện như sau: cha dượng làm thủ tục nhận con riêng của vợ làm con nuôi, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi họ cho trẻ

Theo điều 9 của Luật nuôi con nuôi, được quy định cụ thể tại Điều 2 nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của chính phủ, thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước thuộc UBND cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Theo khoản 1, điều 21 Luật nuôi con nuôi, việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; trường hợp nhận trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

Theo điểm b, khoản 1 và khoản 2, Điều 27 Bộ Luật Dân sự và khoản 2, Điều 24 Luật Nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

Điều 37 nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi

Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên

 

Trân trọng!

EX: Hoàng Thương

 

 



Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn.

Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này.

Luat Hieu Gia

VPGD HIEU GIA LAW

Văn phòng tại Hà Nội: Số 2/115, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 2/16 Trần Hưng Đạo - Hạ Long - Quảng Ninh

Hotline: 0973.931.600 -  093.324.3003

Email: luathieugia@gmail.com     

Website: Luathieugia.com

LUẬT HIẾU GIA

 

 - Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có  lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên;

 - Soạn hồ sơ cho khách hàng;

 - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp      hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả;

 - Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng;

 - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng

 

Luat Hieu Gia



Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT (24h/7):

Gọi: 0973.931.600

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
TƯ VẤN LUẬT ONLINE (24h/7)

Gọi: 093.324.3003

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT












Dịch vụ nổi bật